Nếu bạn may mắn vẫn còn cha còn mẹ, vậy thì đừng quên khắc dạ ghi tâm một chữ “Hiếu” trong lòng. Người ta thường nói, gặp khó nạn thì than trời than đất, khi đau đớn thì gọi mẹ gọi cha. Vì thế ca dao mới có câu rằng: “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Thực tế rằng, có trường hợp chúng ta có thể lo cho cha mẹ có cơm ăn áo mặc, sắp xếp cho cha mẹ đi du lịch đó đây, cho cha mẹ đến bệnh viện tốt nhất để chữa bệnh, nhưng thực sự như vậy đã tính là hiếu thảo chưa? Đó chỉ là một phần.
Ảnh minh họa
Trong “ɫử du vấn hiếu” Khổng ɫử có nói: “Ngày nay, người ta gọi người nuôi được bố mẹ là có hiếu. Phận làm con chỉ “nuôi” mà bất kính với cha mẹ thì không thể gọi là có hiếu”. Giống như “Lễ kí – tế nghĩa” có viết: “Người con hiếu thảo là người biết yêu thương sâu sắc, người biết yêu thương thường biết giữ hòa khí, là một người biết giữ hòa khí thì nội tâm, sắc mặt đều tốt, và lời nói ra rất điềm đạm nhu mì.”
Thế nên, nếu không thể dùng sắc mặt ôn hòa để đối đãi với cha mẹ, thâm chí cáu kỉnh thì những việc được là hiếu thảo đó sẽ gần như là vô ích. Dù rằng ta có thể lo cho cha mẹ nhà cao cửa rộng, nhưng một lời giận dữ xuất phát từ con sẽ làm bậc cha mẹ tổn thương vô hạn.
“Hiếu” thực sự là phải chân thành, không phải chỉ là bề ngoài. Lòng hiếu thuận của bạn lớn nhường nào, thì thể hiện ra bên ngoài cũng lớn nhường đó, tất cả những điều trong lòng đều sẽ phản ánh lên sắc mặt của bạn. Hiếu thảo thực sự phải cần có tình thương sâu sắc, mà tình thương không chỉ là lo những thứ vật chất mà còn thể hiện ra khuôn mặt, cử chỉ, lời nói. Người có chân tình thì tất cả phương diện từ ngôn hành cử chỉ tư tưởng sẽ đồng nhất, giả ý hư tình thì sẽ chỉ qua loa, vậy nên nếu không thể ôn hòa đối với mẹ cha thì chính lại là tự mình “bẻ gãy chữ hiếu” mấɫ rồi.
Không trách cha mẹ kém cỏi
Khả năng của con người là có hạn, vì thế nếu có điều gì cha mẹ không làm được cũng là chuyện bình thường. “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Cha mẹ cho ta sinh mạng, lại vất vả bao năm để nuôi dưỡng chúng ta nên người. Bởi vậy xin đừng bao giờ oán trách cha mẹ kém cỏi, không thể cho con cuộc sống tốt hơn. Hãy trân trọng và yêu thương cha mẹ bằng cả tấm lòng.
Không trách cha mẹ hay cằn nhằn
Bạn thấy phiền phức vì cha mẹ nói nhiều? Sự thật là chỉ có người quan tâm đến ta mới chịu tốn thời gian mà “nói nhiều” với ta như vậy. Rồi kì lạ thay, chỉ đến khi khó khăn trong cuộc sống làm bạn mệt mỏi, bạn mới thấy khao khát được nghe những tiếng cằn nhằn ấy biết nhường nào.
Cha mẹ được ví như người thầy đầu tiên của mỗi chúng ta, bởi lẽ rất nhiều chặng đường ta đang đi, cha mẹ đều đã từng trải qua. Với kinh nghiệm sống của mình, cha mẹ luôn mong mỏi có thể chia sẻ cho con cái. Bởi thế, đôi lúc, trong con mắt của bạn họ có thể hay cằn nhằn, nhắc nhở.
Không trách cha mẹ vì mắng mình
Cha mẹ thường trách mắng vì không bằng lòng với tình trạng hiện tại của con cái. Bất cứ người làm cha, làm mẹ nào cũng mong con mình ngày một tiến bộ, giỏi giang để sau này có thể sống no đủ, thoải mái. Cha mẹ có trách mắng cũng vì không muốn ta mắc phải sai lầm họ từng mắc, lãng phí tuổi trẻ vào những thú vui vô bổ sẽ làm ta hối hận sau này.
Không trách cha mẹ chậm chạp
Khi cha mẹ già đi, động tác sẽ không còn linh hoạt, thần trí cũng không được minh mẫn như trước nữa. Nếu ngày ấy đến, xin bạn đừng chê trách cha mẹ phiền phức, chậm chạp. Hãy nghĩ đến thuở ta còn thơ bé, cha mẹ đã luôn chăm sóc ta từng li từng tí thế nào. Nay đôi chân cha mỏi, cái lưng mẹ còng chẳng phải đều vì bao năm qua làm lụng vất vả để nuôi ta khôn lớn hay sao?
Không trách cha mẹ ốm yếu
Chúng ta vẫn hay rùng mình trước tin tức về những đứa con đối xử tệ bạc với cha mẹ già yếu. Dường như những kẻ vô ơn ấy đã quên mấɫ ai là người không quản gió mưa vẫn kiếm tiền nuôi mình ăn học, chẳng ngại đêm trường vẫn chăm sóc khi mình đau ốm.
“Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể”, vậy thì cớ sao “con nuôi cha mẹ lại kể tháng kể ngày”? Sinh, lão, bệnh, τ.ử đời này có ai tránh khỏi? Vì vậy, cha mẹ già cả ốm đau cũng là chuyện thường tình. Chúng ta làm người thì hãy sống sao cho trọn chữ “hiếu”, đừng oán trách mà hãy tận tâm chăm sóc cha mẹ mình, bạn nhé!